Những nguyên nhân dẫn đến bình ắc quy hết điện mà bạn cần biết

Ắc quy là bộ phận cực kì quan trọng trên ô tô. Ắc quy cung cấp nguồn điện cho quá trình khởi động động cơ và cung cấp điện cho các phụ tải trên ô tô hoạt động như hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh, ... trong khi động cơ chưa nổ.

Hình ảnh minh họa

Top 10 Những nguyên nhân dẫn đến bình ắc quy hết điện

Ngày nay, lượng ô tô cực kì lớn lưu thông tại Việt Nam không thể tránh khỏi những lúc bình ắc quy hết điện và không đề được máy . Vậy có những nguyên nhân nào khiến bình ắc quy hết điện. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết được vì sao xe hết điện nếu bạn gặp phải trường hợp hết điện ắc quy

1. Liên tục lái xe ở khoảng cách ngắn

Việc lái xe ở khoảng cách ngắn liên tục sẽ khiến ắc quy của bạn xả nhiều và không kịp sạc bù vào , Nhiều ngày như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng hết điện ắc quy.

2. Độ chế thêm nhiều thiết bị tải

Bình ắc quy cho xe sử dụng cho các thiết bị trên xe đã được nhà sản xuất thiết kế phù hợp với nhau . Việc độ chế thêm thường khiến ắc quy của xe nhanh yếu và có thể dẫn đến hết điện rất nhanh khi quên thiết bị trên xe.

Việc độ chế thêm nhiều thiết bị khiến hệ thống xe tiêu thụ nhiều điện hơn có thể khiến mức tải tăng cao khiến ắc quy hết sạch điện trong thời gian ngắn hoặc suy giảm tuổi thọ. Nhiều người dùng xe hiện nay thường có xu hướng độ thêm các thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng… Nhóm thiết bị này nếu không được tính toán, lắp đặt một cách chuẩn mực sẽ là mối đe dọa không chỉ tới ắc quy mà cả hệ thống điện của xe. Nó có thể bị tiêu điện ở các phần độ chế thêm trên xe.

3. Động cơ không được hoạt động trong thời gian dài

Với những mẫu ô tô thế hệ mới thường được trang bị những tính năng thông minh, cho dù xe đã tắt hẳn nhưng 1 số các tính năng vẫn được hoạt động dẫn đến tiêu thụ điện năng . Việc này tiêu thụ rất ít điện nhưng để xe lâu ngày không nổ máy sẽ dẫn đến hết kiệt điện

- Khi xe đã tắt, hộp nhận lệnh điều khiển và hệ thống chống trộm vẫn hoạt động...

4. Sử dụng các thiết bị điện trong xe nhiều khi không nổ máy

Khi các bạn sử dụng đến các tính năng trong xe mà không nổ máy như : Radio, quạt gió, xem DVD ... sẽ dẫn đến hết điện trọng 1 khoảng thời gian nhất định . Nếu ắc quy của bạn sử dụng lâu thì chỉ cần 10 đến 15p là xe của bạn đã hết kiệt điện

5. Xe bị ngập nước

Khi xe bị ngập nước, các đường dây hay giắc cắm ngập nước làm cho nguồn điện bị cạn kiệt. Điều này sẽ làm tê liệt nhiều bộ phận khác của xe.
Sau khi xe bạn bị ngập nước để lâu ngày khiến có các cực của ắc quy nhanh bị gỉ sét. Khả năng tiếp xúc với các dây điện của ắc quy không được tốt sẽ làm cho quá trình khởi động ô tô gặp khó khăn.

6. Không đi bảo dưỡng xe thường xuyên

Khi đi bảo dưỡng xe, tại các gara họ sẽ kiểm tra mức dung dịch trong bình ắc quy cho bạn và các điểm tiếp xúc cực ắc quy có sạch sẽ hay không . 

Cần để ý đến 2 điều đó để ắc quy được bổ xung dung dịch nếu thiếu và vệ sinh sạch sẽ các đầu cực để cực bình ắc quy có thể dẫn điện tốt hơn.

Nếu không đi bảo dưỡng thường xuyên ắc quy của bạn sử dụng lâu ngày sẽ có hiện tượng hết điện do cạn mức dung dịch hoặc đầu cực tiếp xúc không tốt.

7. Để xe quá nóng hoặc quá lạnh

Chủ xe nên tránh để xe phơi nắng trong thời gian dài hoặc tránh đưa xe vào gara chật hẹp, không để động cơ xe tản bớt nhiệt sau chuyến đi dài. Những thành phần hóa học hay cấu tạo của ắc quy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi xe hoạt động trong điều kiện nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, dẫn tới ắc quy bị hỏng hóc, yếu đi.

Ắc quy ôtô bị rút ngắn tuổi thọ rất nhanh nếu thường xuyên bị sấy dưới nắng nóng. Hầu hết ắc quy đều làm việc dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng nên nhiệt độ cao sẽ tác động tiêu cực đến quá trình này.

Chính vì vậy, nếu phải đỗ xe dưới nắng nóng, cần có bạt cách nhiệt che phủ, không chỉ bảo vệ ắc quy mà còn chống bạc màu ở nhiều chi tiết khác của xe.

8. Ắc quy đã quá cũ

Ắc quy quá cũ là nguyên nhân khiến cho ắc quy ô tô mau hết điện. Sau thời gian dài sử dụng, ắc quy sẽ mất dần khả năng nạp đủ lượng điện năng không như hồi đầu.

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà độ bền của ắc quy sẽ khác nhau. Thông thường khoảng 3 năm thì người sử dụng nên thay ắc quy để tránh gặp trường hợp do hết điện bình ắc quy

9. Lỗi quên thiết bị do con người

Việc quên đèn trần, quên đèn pha hoặc cốp đóng k chặt sẽ dẫn đến việc quên thiết bị và dẫn đến hết kiệt điện ắc quy . Khi chúng ta vừa sử dụng ô tô xong nên kiểm tra lại 1 lần trước khi xuống xe để tránh trường hợp quên thiết bị dẫn đến hết kiệt điện bình.

10. Sự cố về điện

Một số chiếc xe có thể bị chạm chập bảng mạch có thể gây tiêu điện hoặc tự động bật các tính năng không cần đến nổ máy . Điều này cũng gây ra nguyên nhân hết điện bình ắc quy . Khi gặp trường hợp này bạn nên đánh xe qua gara để họ tìm ra lỗi và khắc phục xử lý.

Cách xử lý và khắc phục khi bình ắc quy hết điện

1. Dùng đến bộ kích bình 

- Mỗi xe ô tô nên có 1 bộ dụng cụ kích bình trên xe để gặp những trường hợp hết điện bình có thể tự thao tác câu bình ô tô

Các bạn chỉ cần : dây đỏ kẹp vào cực dương của bình còn dây đen kẹp vào cực âm của bình . Trên mỗi đầu dây đều được kí hiệu (+) ( - ) rất dễ nhận biết

2. Gọi các đơn vị cứu hộ ắc quy quanh khu vực

Khi không có bộ kích hoặc không nhờ được ai câu bình hộ thì giải pháp tốt nhất là gọi thợ đến câu bình . Điều này sẽ an toàn hơn vì họ có chuyên môn và làm chuyên nghiệp nhưng sẽ mất 1 khoản phí câu bình . Mức phí sẽ tùy vào mỗi đơn vị câu bình ắc quy , bạn nên hỏi trước mức phí trước khi đồng ý cho họ đến xử lý bình ắc quy.

Các dấu hiệu khi cần đến dịch vụ cứu hộ ắc quy ô tô

  1. Đèn sáng mờ khi động cơ xăng/dầu không hoạt động, các thiết bị điện tử hoạt động yếu hoặc không hoạt động.
  2. Âm thanh khởi động nghe tiếng không ngắn, gọn (Đề dai)
  3. Đèn báo nạp ắc quy không tắt khi động cơ đang hoạt động, máy sạc vẫn đang sạc cho bình
  4.  Cọc bình chuyển màu, bị ô xi hoá nhiều
  5. Các kết nối không chắc chắn khiến dòng đề không đủ khởi động động cơ xăng/ dầu
  6. Dây cáp bị trầy, xước, gãy.
  7. Màu sắc mắt thần hiển thị tình trạng ắc quy chuyển sang màu Đỏ: cần thay mới.
  8. Có mùi bốc ra.
  9. Mức dung dịch điện phân không đủ
  10. Nắp, vỏ bình ắc quy bị nứt, vỡ, phồng

Một số bước cơ bản để câu bình ắc quy trực tiếp từ 2 xe khác nhau bạn nên tham khảo

  1. Vị trí 2 xe: đặt 2 xe sao cho vị trí giữa hai ắc quy gần nhất.
  2. Mở mui 2 xe: Tìm vị trí ắc quy trên hai xe và xác định các cực âm, cực dương.
  3. Bảo hộ: sử dụng kính và găng tay bảo hộ, vật liệu không dẫn điện.
  4. Đấu nối cáp: tắt tất cả các thiết bị điện trên 2 xe rồi tiến hành đấu cực dương của xe yếu điện vào cực dương của xe cứu hộ.
  5. Nối cực (-) của ắc qui mồi với đầu kẹp của cáp mồi. Nối đầu còn lại với bất kỳ miếng tấm kim loại nào trong khoang động cơ của xe ắc qui hết điện, ví dụ như đế máy phát để nối mạch điện. ĐỪNG NỐI TRỰC TIẾP VÀO CỰC (-) CỦA ẮC QUI XE HẾT ĐIỆN. Điều này có thể gây đánh lửa và gây nổ. 
  6. Khởi động xe: khởi động xe cứu hộ khoảng 5 phút, sau đó khởi động xe yếu điện.
  7. Tháo cáp: khi xe yếu điện đã nổ được máy, tiến hành tháo cáp (tháo cực âm trước, cực dương sau).
  8. Sạc bù cho ắc quy yếu điện: để xe yếu điện nổ máy khoảng 20 phút để sạc thêm cho ắc quy 

Thông tin Đại lý ắc quy HD Việt - Chuyên cứu hộ ắc quy tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng

Hotline hỗ trợ khách hàng 24/7 : 0981079832

  • Chi nhánh tại Hà Nội:
    • Trụ sở chính : Số 100 Cầu Lớn - Nam Hồng - Đông Anh - TP. Hà Nội
    • Cửa hàng số 1 : Số 200 Võ Chí Công - P.Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội ( gần ngõ 202 Võ Chí Công, Xuân La, Tây Hồ).
    • Cửa hàng số 2 : Số 45C Trường Chinh - Phương Đình - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. 
    • Cửa hàng số 3 : 66 Vũ Trọng Khánh - Mộ Lao - Hà Đông
    • Cửa hàng số 4 : 1119 Ngô Gia Tự - Đức Giang - Long Biên
  • Chi nhánh Hải Phòng : Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - TP. Hải Phòng.
  • Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh ( Sài Gòn ): Lương Định Của - Quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi nhánh Đà Nẵng : Số 20 Trịnh Đình Thảo -  Khê Trung - Cẩm Lệ - TP. Đà Nẵng

Fanpage facebook: https://www.facebook.com/hdvietcompany/ 

Viết một bình luận

098.107.98.32
logo HD Việt
Hotline 24/7
098.107.98.32